Thiết kế CAD - Ưu nhược điểm trong thiết kế đồ họa

Thiết kế CAD - Ưu nhược điểm trong thiết kế đồ họa

Thiết kế CAD - Ưu nhược điểm trong thiết kế đồ họa là những gì mà một người làm thiết kế kỹ thuật cần phải biết để ứng dụng trong công việc được hiệu quả. Ngày nay, thiết kế đồ họa đòi hỏi rất nhiều vào sự chính xác
Mục Lục
Mục Lục

Thiết kế CAD - Ưu nhược điểm trong thiết kế đồ họa là những gì mà một người làm thiết kế kỹ thuật cần phải biết để ứng dụng trong công việc được hiệu quả. Ngày nay, thiết kế đồ họa đòi hỏi rất nhiều vào sự chính xác tỉ mỉ nhằm cho ra những sản phẩm đạt sự hoàn hảo ở những chi tiết phức tạp nhất nhằm phục vụ cho công nghiệp cũng như đời sống, và muốn thiết kế được những thứ đó phải cần đến thiết kế CAD. 

Thiết kế CAD là gì

Thiết kế CAD nói chung, hay cụ thể là CAD, thì đã làm kỹ thuật rồi thì chắc chắn ai cũng sẽ biết. Computer Aided Design, viết tắt là CAD, dịch ra là thiết kế có sự trợ giúp của máy tính. Cụ thể là chúng ta sử dụng máy tính để phác thảo, dựng mô hình 3D, lắp ráp và xuất ra bản vẽ. Khi máy tính chưa phát triển thì các bản vẽ kỹ thuật thì được vẽ bằng tay và rất khó cho anh em kỹ sư khi thực hiện trên giấy, nhất là những chi tiết phức tạp. 

CAD chủ yếu là để thể hiện mô hình 3D và bản vẽ 2D trong thiết kế và phát triển sản phẩm. 3 nhà sản xuất được xem là “trùm” trong lĩnh vực CAD hiện nay đó là Dassault-CATIA, PTC – Pro/E, Siemens NX, theo sau đó là những nhà sản xuất mới nổi nhưng cũng rất thành công đó là SolidWorks (một nhánh của Dassault), TopSolid, Cimatron, Space-E của NTT DATA Engineering System (Japan), IronCAD, SpaceClaim.

thiet-ke-autocad
Thiết kế Autocad

Tham khảo thêm CATIA - phần mềm CAD/CAM dẫn đầu xu thế hiện nay

Ứng dụng của thiết kế CAD trong thực tế

Sự ra đời của CAD chính là một bước ngoặt lớn không chỉ trong lĩnh vực cơ khí mà còn ở các lĩnh vực khác như xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, thương mại, y học… cụ thể như : 

  • Công nghiệp hàng không vũ trụ: thiết kế các bộ phận của máy bay, tên lửa, robot, … một cách chính xác và trực quan nhất.
  • Kiến trúc xây dựng: vẽ bản vẽ công trình dưới dạng mô hình 2D, 3D.
  • Kỹ thuật dân dụng: thiết kế mô hình mạch điện cho các tòa nhà, chung cư, văn phòng, …
  • Thiết kế nội thất: thiết kế mô hình nhà, đồ nội thất phục vụ trang trí nhà cửa
  • 3D CAD: tạo ra mô hình bằng kỹ thuật số cho bất kỳ sản phẩm nào với bộ công cụ thiết kế sản phẩm mạnh mẽ và chuẩn nhất trong ngành.
  • Simulation and Analysis: sử dụng các mô hình kỹ thuật số để phân tích, mô phỏng thiết kế của bạn trong điều kiện thế giới thực. 
  • Augmented Reality: sử dụng thực tế Augmented để chia sẻ các thiết kế của bạn ở quy mô trong thế giới thực với các bên liên quan ở bất cứ đâu trên thế giới.
  • Model – Based Definition (MBD): Nhúng tất cả thông tin sản xuất sản phẩm cần thiết (PMI) trực tiếp vào mô hình của bạn, nơi mọi người đều có thể truy cập dữ liệu.
  • Concept Design: Khám phá các tùy chọn thiết kế sản phẩm của bạn và giới thiệu các sản phẩm sáng tạo hơn, giảm công việc dư thừa.
  • Smart Connected Design: Thay thế các dự định thiết kế bằng các kinh nghiệm nhờ vào IoT. Sử dụng dữ liệu sản phẩm trong thế giới thực áp dụng vào thiết kế của bạn.

Mô-đun chính của CAD

Một gói phần mềm thiết kế CAD chuẩn bao gồm 3 mô-đun chính

  • Modeling: Vẽ phác thảo và dựng mô hình phác thảo 3D.
  • Assembly: Lắp ráp các chi tiết đơn lẻ thành cụm chi tiết hoặc thành chi tiết lớn hơn.
  • Drafting: Thực hiện xuất bản vẽ kỹ thuật với đầy đủ thông tin: Mặt cắt, mặt phẳng, kích thước, độ cứng, độ nhám bề mặt,...

Ưu nhược điểm trong thiết kế đồ họa

Ưu điểm

  • Thay thể dần các bản vẽ giấy vẽ bằng tay.
  • Gửi và nhận nhanh chóng.
  • Dễ phân tích kiểm tra hơn so với bản vẽ giấy, có thể phát hiện lỗi và sửa ngay.
  • Độ chính xác cao
  • Mô hình đồ họa 3D thì không cần triển khai quá nhiều bản vẽ
  • Linh hoạt góc nhìn, trực quan hơn, dễ dàng di chuyển, phóng to thu nhỏ chi tiết 3D.
  • Dễ dàng bóc tách và hợp nhất các chi tiết.
  • Có thể lưu trữ và tái sử dụng các bản vẽ bằng CD/USB/ổ cứng di động.

Nhược điểm

  • Một dự án CAD thường rất hao tốn cho việc đào tạo nhân lực, thời gian thực hiện cũng như duy trì nâng cấp.
  • Mất thời gian khi chuyển từ vẽ tay sang vẽ CAD.

Những phần mềm CAD phổ biến hiện nay

AutoCad : hầu như ai làm kỹ thuật có liên quan đến triển khai bản vẽ cũng đều biết và sử dụng AutoCad cả. Đó là phần mềm CAD phổ biến rộng rãi nhất hiện nay dùng để tạo bản vẽ vector 2D hoặc bề mặt 3D. 

Sketchup : một trong những phần mềm khá phổ biến hiện nay dành cho những người mới làm quen với CAD vì tính đơn giản dễ dùng của nó cũng như tương thích nhiều loại tệp bản vẽ. Tuy nhiên vì quá đơn giản nên nhiều tính năng cũng đã bị lược bỏ cho nên những ai muốn dùng CAD chuyên sâu cần cân nhắc kỹ.

CATIA : giúp cung cấp khả năng mô phỏng thiết kế thực tế ngay trên ứng dụng, cho phép người thiết kế thực hiện phân tích trực tiếp trên mô hình tham chiếu. Hiện nay NSV là đơn vị cung cấp phần mềm và đào tạo chứng chỉ CATIA uy tín chuyên nghiệp giúp các doanh nghiệp có thêm giải pháp kỹ thuật bổ trợ cho thiết kế sản xuất cũng như giúp các kỹ sư có thêm kiến thức và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

thiet-ke-cad-sketchup
Thiết kế Cad - phần mềm sketchup

BricsCAD : tương tự như người anh em AutoCad nhưng có tích hợp đám mây, mang tính tùy biến cao. Tuy nhiên việc quản lý tập tin cũng như thư viện rất khó, nhất là ở phiên bản BricsCAD V15 Pro.

Quý khách hàng có nhu cầu về phần mềm CAD chính hãng Dassault Systèmes xin liên hệ với NSV để được tư vấn cụ thể hơn.